Các dòng mặt nạ nói chung đều mang đến nhiều công dụng khác nhau cho da, việc dùng mặt nạ đang dần trở thành thói quen chăm sóc và nuôi dưỡng da. Thế nhưng mỗi dòng mặt nạ có đặc điểm khác nhau, có cách dùng khác nhau, vậy thì làm sao để tối ưu hóa được hiệu quả của các loại mask. Cùng nhau tìm hiểu các bước đắp mặt nạ đúng cách nhất nha!
Đắp mặt nạ có thực sự cần thiết?
Có rất nhiều loại mặt nạ khác nhau, với nhiều loại kết cấu và thành phần. Mỗi loại lại phục vụ những nhu cầu khác nhau của làn da và đương nhiên là chúng cũng có cách dùng khác nhau. Vậy mặt nạ có thực sự cần thiết và phải dùng hay không? Câu trả lời là nên dùng nhưng không bắt buộc, bạn có thể dựa vào điều kiện tài chính để cân nhắc việc có dùng không, hoặc dùng với tần suất bao nhiêu.
Một loại mặt nạ phổ biến đó là mặt nạ giấy, có người mỗi ngày đều đắp, có người thì vài ngày đắp một miếng. Lý do là bởi, giá thành của các dòng mặt nạ có chất lượng ổn đến tốt thường khoảng 15-30k cho mỗi một miếng. Vì thế nếu không quá dư giả thì bạn có thể đắp 2-3 lần/ tuần cũng vẫn được.
Riêng đối với mặt nạ đất sét, mặt nạ rửa thì đây là các sản phẩm có tính đặc thù, vì thế nên theo hướng dẫn của nhà sản xuất, của thương hiệu để đảm bảo hiệu quả với da mà vẫn an toàn.
Chi tiết các bước đắp mặt nạ cho từng loại mask
Sau khi hiểu sơ sơ về các loại mặt nạ thì bây giờ là lúc đi vào các bước đắp mặt nạ và sử dụng mask cho tối ưu nhất.
Các bước đắp mặt nạ giấy
Mở đầu chính là mặt nạ giấy, một dòng mặt nạ có giá thành bình dân, nhiều phân khúc khác nhau. Công dụng chính của mask giấy là làm dịu, cấp ẩm, dưỡng ẩm vì chúng thường có glycerin, HA là chủ yếu. Ngoài ra cũng có nhiều loại mặt nạ đáp ứng đa dạng nhu cầu như mặt nạ phục hồi da, dưỡng trắng, trẻ hóa da, giảm mụn,… Và giá thành của các dòng này thì sẽ cao hơn mask cấp ẩm thông thường.
Để không lãng phí thì các bước đắp mặt nạ giấy cụ thể như sau:
- Làm sạch da như bình thường, thấm bớt nước trên da. Nếu có thể thì apply một lớp toner mỏng trước khi đắp mask. Nên đắp mặt nạ khi da đang ẩm nha.
- Bóp nhẹ vỏ ngoài miếng mask để dưỡng chất thấm vào mặt nạ, sau đó mở túi và lấy mask ra.
- Dùng miếng mask lau nhẹ lên da, lấy dưỡng chất trong túi mặt nạ thoa đều lên da.
- Tiếp đến gỡ miếng mặt nạ ra và đắp lên da. Lúc này căn chỉnh cho vừa kích thước khuôn mặt, có thể dùng kéo nhỏ cắt bớt nếu mask quá to, sao cho miếng mặt nạ ôm sát da.
- Massage nhẹ nhàng, để không có khoảng trống giữa da và mask, không có bóng khi ở mặt nạ.
- Để khoảng 15-20 phút và không để quá lâu.
- Sau khi gỡ mặt nạ thì massage nhẹ vài phút, dùng miếng bông tẩy trang mềm có thấm toner dạng lỏng để lau đi phần dưỡng chất thừa trên da. Cuối cùng là tiếp tục các bước dưỡng da như bình thường.
Lưu ý: có một số loại mask có lớp lót bên ngoài, bạn cứ đắp cả phần lót này lên da để định hình miếng mặt nạ, khi mask đã dính trên da thì gỡ miếng màng này ra là được. Lưu ý nếu mặt nạ có kết cấu tinh chất đặc và dày thì nên rửa mặt với nước để tránh tinh chất thừa quá nhiều trên da, dẫn đến oxy hóa và gây bít tắc da.
Đắp mặt nạ dạng thạch
Mặt nạ thạch là một phiên bản cao cấp hơn của các loại mask giấy, chất liệu của mặt nạ giấy thường là cenllulose, mediseal,… Ngoài ra thì còn có mặt nạ thạch với chất liệu đặc biệt, giúp cho miếng mask có màu trắng đục, cảm giác sờ trên tay mềm và mượt. Đặc điểm của các loại mask này là giá sẽ cao hơn, thời gian đắp cũng lâu hơn, đổi lại thì miếng mask bám rất chắc trên da.
Cách đắp mặt nạ thạch:
- Thực hiện các bước dưỡng như bình thường.
- Mở miếng mặt nạ và lấy mask ra, đắp lên da sao cho ôm khít vào các vùng trên da.
- Giữ im trên da theo thời gian đã được hướng dẫn trên bao bì mỗi miếng mặt nạ.
- Đợi đến khi mặt nạ chuyển từ màu đục thành trong thì gỡ mặt nạ ra.
- Tiếp tục các bước skincare hoặc trang điểm như bình thường.
Lưu ý: dòng mặt nạ này thường có có dư tinh chất như mask giấy thông thường, tuy nhiên các bước đắp mặt nạ thì không quá khác so với mask giấy. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thời gian mà nhãn hàng đề cập trong hướng dẫn sử dụng, có những loại đắp 30 phút -1h, có loại đắp vài giờ thậm chí là đắp qua đêm cũng có.
Mua mặt nạ thạch căng bóng da với giá ưu đãi tại đây
Các bước đắp mặt nạ đất sét
Cái tên chân ái cho nên da dầu, da dầu mụn lỗ chân lông to là mặt nạ đất sét. Nếu đa số các loại mặt nạ khác có công dụng dưỡng ẩm, nuôi dưỡng da thì đây là loại mask dùng để làm sạch da, hút dầu thừa. Chính vì công dụng khác nhau mà cách dùng cũng khác nhau.
Các bước đắp mặt nạ đất sét để không hại da:
- Làm sạch da kỹ trước khi đắp, xịt khoáng cho da hơi ẩm, hoặc dùng một lớp toner mỏng.
- Lấy mặt nạ ra vào thoa lên da, đưa mặt nạ lên vùng da chữ T trước, sau đó mới thoa những vùng da khác. Nếu da hỗn hợp thì chỉ nên đắp mặt nạ ở vùng chữ T.
- Sau khoảng 10 phút thì xịt một lớp xịt khoáng để làm mềm phần mask đất sét đã khô trên da, lấy thìa hoặc khăn giấy lau bớt đi rồi mới rửa mặt lại bằng nước sạch.
- Thấm nước trên da, ngay lập tức bổ sung ẩm cho da bằng serum, xịt khoáng hoặc toner. Tiếp tục dưỡng da như bình thường.
Lưu ý: mặt nạ đất sét hút dầu và bụi bẩn, chúng cũng vô tình mang luôn độ ẩm của da đi, vì thế đắp mặt nạ đất sét xong vẫn cần cấp ẩm kỹ cho da. Không nên để mặt nạ quá lâu trên da.
Đắp mặt nạ dẻo
Mặt nạ dẻo hay còn gọi là Modeling mask, chúng có dạng bột, sau đó chúng ta sẽ cần mix với nước để tạo thành hỗn hợp hơi sệt và đắp lên da. Loại mặt nạ này khá đặc biệt vì đa số được dùng nhiều trong các spa làm đẹp, thẩm mỹ hơn là tự dùng ở nhà. Vì thế mà giá cũng không hề rẻ một chút nào. Tuy nhiên Modeling mask có khả năng cấp ẩm tốt, giữ da căng bóng mịn màng.
Các bước đắp mặt nạ Modeling mask đúng và hiệu quả:
- Thực hiện các bước làm sạch và cấp ẩm cơ bản như bình thường.
- Đổ bột ra một chiếc bát sạch, thêm nước từ từ vào cho đến khi được hỗn hợp dẻo và không quá sệt.
- Đắp lên da, để mặt nạ bao phủ toàn bộ da. Đợi đến khi mặt nạ khô thì bóc ra và dưỡng da như bình thường.
- Một cách khác là dùng miếng cotton pad mỏng có thấm toner đắp lên da, sau đó mới đưa mặt nạ dẻo lên da và cũng đợi đến khi khô là được.
Đừng ngại ngần, hãy bình luận ngay bên dưới và chia sẻ cho mình biết suy nghĩ của các bạn về bài viết này nhé!